Diễn biến năm 1915 Mặt trận Balkan (Thế chiến thứ nhất)

Đầu năm 1915, tình hình vẫn giữ nguyên như vậy và mặt trận Balkan tạm lắng. Đến mùa hè năm 1915, quân Serbia có thể khôi phục hiệu quả chiến đấu nhờ vào phần lớn sự hỗ trợ của đồng minh Pháp, Anh và Nga. Khi mặt trận Nga bị vỡ và quân Nga phải triệt thoái lớn khỏi Ba LanGalicia, Nga yêu cầu phía Serbia tổ chức tấn công để kéo một phần quân số Áo-Hung ra khỏi Galicia.[42] Nhưng chỉ huy quân đội Serbia Radomir Putnik phúc đáp rằng Serbia không đủ lực lượng và phương tiện để tiến hành tấn công.

Vua Bulgaria Ferdinand I

Đồng thời, Liên minh Trung tâm cuối cùng quyết định dứt điểm SerbiaMontenegro vào năm 1915 để thiết lập quan hệ giữa Đế quốc Ottoman và các đồng minh khác trong khối. Kinh nghiệm chiến dịch năm 1914 cho thấy nếu không có Đức hỗ trợ, một mình Áo-Hung sẽ không thể thực hiện được.

Giữa hè 1915, khi Mặt trận Balkan tương đối bình yên và các hoạt động quân sự tạm lắng, khối Áo-Đức bắt đầu chuẩn bị một chiến dịch quân sự đánh Serbia. Với mục tiêu này, các nhà ngoại giao Đức lên kế hoạch khiến Bulgaria tham chiến về phe mình. Berlin đảm bảo rằng nếu tham chiến cùng với Liên minh Trung tâm, Bulgaria sẽ nhận được các phần lãnh thổ Serbia, România và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, tình hình khi đó, quân Áo-Đức đã chiến thắng ở Mặt trận phía Đông, quân Thổ phòng thủ thành công trước Chiến dịch Gallipoli, còn quân Pháp-Anh không thể chọc thủng Mặt trận phía Tây trước quân Đức.

Entente cũng cố gắng lôi kéo Bulgaria về phe mình cùng với đảm bảo Đông Thracia và một phần lãnh thổ Macedonia sẽ thuộc về vương quốc Bulgaria. Tuy nhiên, Entente không thể đảm bảo cụ thể về các vùng lãnh thổ ở Macedonia. Serbia (bao gồm Macedonia) không muốn cắt đất cho Bulgaria sau chiến tranh. Trong khi Đức-Áo-Hung dứt khoát đồng ý cho Bulgaria có được Macedonia, Thracia, và cả lãnh thổ România sau chiến tranh (nếu România đứng về Entente). Ngoài ra, phía Đức cũng khẳng định Đế quốc Ottoman chuyển giao phần đất dọc theo hữu ngạn sông Maritsa cho Bulgaria.

Những yếu tố này ảnh hưởng đến quyết định của Bulgaria. Tin vào chiến thắng của Liên minh Trung tâm, khi đó Bulgaria sẽ nhận được tất cả các lãnh thổ đã hứa, Sa hoàng Ferdinand I thân Đức đứng về phe Liên minh Trung tâm.[42][43]

Ngày 6 tháng 9 năm 1915, tại Sofia, Bulgaria ký kết với Liên minh Trung tâm, đồng nghĩa về phe Áo-Đức tham chiến. Theo hiệp ước này, 6 sư đoàn bộ binh Đức-Áo-Hung trong vòng 30 ngày, cùng ít nhất bốn sư đoàn Bulgaria trong vòng 35 ngày, phải sẵn sàng tác chiến ở biên giới Serbia. Tướng Mackensen nắm quyền tổng chỉ huy liên quân. Tình hình Balkan biến chuyển nghiêng về phe Liên minh Trung tâm. Quân Áo-Hung và Đức có thêm quân Bulgaria]] được coi là một trong những đội quân tinh nhuệ nhất tại Balkan.[42]

Entente nhận thức quá muộn về mối nguy hiểm đang đe dọa các đồng minh Balkan của mình. Chỉ đến ngày 1 tháng 10 năm 1915, Anh-Pháp mới quyết định đổ bộ Thessaloniki tại Hy Lạp và hành quân đến yểm hộ sườn phía đông Serbia. Ngày 5 tháng 10, được Hy Lạp chấp thuận, 150.000 quân Anh-Pháp bắt đầu đổ bộ.[44] Từ ngày 5 tháng 10 đến ngày 28 tháng 11 năm 1915, ba sư đoàn bộ binh Pháp (57, 122156, tổng cộng 65.000 quân) và năm sư đoàn bộ binh Anh (10, 22, 26, 2728, tổng cộng 85.000 quân).[45] Nga không thể cứu Serbia vì bị România từ chối cho quân Nga đi qua lãnh thổ.

Chuẩn bị chiến đấu

Sa hoàng Bulgaria Ferdinand I tuyên chiến với Serbia

Áo-Đức chuẩn bị chiến dịch đánh Serbia một cách cẩn thận và toàn diện, thực hiện nhiều trinh sát thăm dò, mở rộng mạng lưới đường bộ,... Kế hoạch tấn công được giữ bí mật, Liên minh Trung tâm cho rằng sẽ là một cú bất ngờ cho Serbia. Vào đầu cuộc tấn công, Áo-Đức đạt ưu thế gấp ba về quân số và trang thiết bị.[46]

Kế hoạch Áo-Đức tấn công từ phía đông bắc và phía bắc, còn Bulgaria tấn công từ phía đông theo hướng KragujevacNiš để bao vây và tiêu diệt quân Serbia ngay tại trung tâm đất nước. Liên minh tập trung 14 sư đoàn Áo-Đức và sáu sư đoàn Bulgaria dưới sự chỉ huy chung của Thống chế Mackensen.[46]

Lực lượng Áo-Đức:

Tổng cộng Áo-Đức lên tới khoảng 330.000 quân.[47]

Serbia thông qua kế hoạch tác chiến như sau: một lực lượng nhỏ dựa vào phòng tuyến vững chắc là sông Sava và Danube để đương đầu với Áo-Đức, bảo vệ khu vực phía bắc của mặt trận, còn lực lượng chính dùng đánh bại quân đội Bulgaria ngay trong giai đoạn đầu, chiếm Sofia và buộc Bulgaria đầu hàng. Sau đó, toàn lực quay lại đánh Áo-Đức. Entente lúc đầu không ủng hộ kế hoạch này vì vẫn hy vọng lôi kéo được Bulgaria đứng về phía mình.[48]

Quân Serbia gồm 12 sư đoàn với 200.000 quân, 678 pháo:

Montenegro có khoảng 50.000 quân và 135 khẩu pháo. Quân đồng minh tham gia được cho là vào khoảng 150.000 người.[48]

Tổng cộng, lực lượng Serbia, Montenegro và đồng minh lên tới 400.000 quân.

Serbia chỉ với 200.000 quân phải chống lại đối phương có lực lượng vượt trội (tỷ lệ 3:2). Quân Serbia cũng không có trọng pháo.[47] Do lịch sử để lại về mâu thuẫn vương triều nên không có chỉ huy chung cho Montenegro và Serbia.[48]

Áo-Đức tấn công

Trưa ngày 6 tháng 10 năm 1915, Áo-Đức bắt đầu tấn công với lực lượng pháo binh hùng hậu. Hỏa lực phá hủy chiến hào, rào chắn, thành trì Serbia ngay tại giao lộ. Beograd cũng bị pháo kích khiến 5.000 thường dân thiệt mạng.[49]

Ngày 7 tháng 10, các sư đoàn Đức và Áo-Hung tiến công. Các đơn vị của Tập đoàn quân Áo số 3 đồng thời vượt sông Danube (Quân đoàn Áo số 8) và sông Sava (Quân đoàn dự bị 22 của Đức). Quân Áo-Đức quét sạch bãi mìn để tiến lên. Đối mặt tình thế khó khăn, quân Serbia chống cự trong vô vọng. Trong ngày đầu tiên vượt sông, quân Áo-Đức dồn tới 2/3 quân lực vào các cây cầu. Các đơn vị Áo-Đức trải qua những trận đánh ác liệt với quân Serbia để giành lấy các đầu cầu. Trời tối, cuộc vượt sông lại tiếp tục. Quân Đức chiếm được đảo Ciganlija trên Sava, làm đòn bẩy cho quân tiếp viện tràn lên bờ phía Serbia. Sau khi chiếm được cầu nối đảo với bờ sông, Sư đoàn quân dự bị số 43 của Đức đột nhập vào Begrad. Ngày 9 tháng 10, tàu chở hai sư đoàn bộ binh Áo đổ bộ bên bờ phía Serbia. Giao tranh khốc liệt diễn ra trên đường phố. Quân Serbia chống trả quyết liệt nhưng đến ngày 9 tháng 10, quân Đức chiếm được Beograd.[lower-alpha 12] Quân Serbia buộc phải rút lui về phía nam. Ngoài ra, Quân đoàn 19 của Tập đoàn quân số 3 Áo-Hung bắt đầu vượt qua Drina và tấn công khiến quân Montenegro cũng buộc phải rút lui.[50]

Tập đoàn quân 11 của Đức vượt sông Danube tại Rama (chính), tại Semendria (phụ) và nghi binh tại Orsova. Quân Đức gặp thời tiết xấu, mưa lớn và sự kháng cự của quân Serbia. Ngày 8 và 9 tháng 10, mưa như trút cùng với quân Serbia nã pháo dữ dội. Cơn bão ập đến làm quân Đức càng khó khăn khi cố gắng vượt sông. Ngày 17 tháng 10, sau khi bão tan, Quân đoàn dự bị số 10 tìm cách vượt sang bờ phía Serbia. Tại khu vực đồi núi giữa Beograd và Semendria, quân Serbia chặn đánh quyết liệt các đơn vị Đức. Mãi đến ngày 21 tháng 10, quân Đức mới dập được phòng tuyến kháng cự và dựng hai cây cầu để toàn bộ Tập đoàn quân 11 sang sông.[51] Trong những ngày đầu giao tranh, quân Áo-Đức chỉ thiệt hại 10.000 người. Tập đoàn quân số 3 và 11 chỉ tiến được 10-15 km.

Quân chủ lực Serbia, tập trung ở biên giới Bulgaria, đã tập hợp lại và buộc phải giao chiến với quân Áo-Đức từ phía bắc tiến tới. Quân Montenegro cũng chống trả quyết liệt, làm chậm bước tiến của các sư đoàn Áo tại Drina. Tuy nhiên, các đơn vị Áo-Đức đã hội đủ quân và vận chuyển trọng pháo để phát động tấn công.[49]

Bulgaria tham chiến

Wilhelm II, Ferdinand I và tướng Mackensen tại vùng chiếm đóng Niš

Ngày 8 tháng 10, trước tình thế khó khăn, chỉ huy quân đội Serbia Thống chế Radomir Putnik buộc phải đưa lực lượng đang canh chừng biên giới Bulgaria tham chiến. Ngày 15 tháng 10, sau khi tuyên chiến với Serbia, quân Bulgaria tràn sang tấn công.[49]

Bulgaria triển khai hai đội quân tiến đánh Serbia:

Sư đoàn bộ binh số 6 tại Kula, Sư đoàn bộ binh số 5số 8 triển khai tại Belogradchik còn Sư đoàn bộ binh số 1 chiếm giữ các vị trí phía tây bắc Sofia. Tập đoàn quân số 1 tấn công PirotNiš để đánh bại Tập đoàn quân Serbia số 2. Tập đoàn quân Bulgaria số 2 (Sư đoàn bộ binh số 3, số 7Sư đoàn kỵ binh số 1) nhận lệnh tấn công thung lũng sông Vardar nhằm cắt đứt liên lạc giữa Serbia và Lực lượng viễn chinh Entente ở Thessaloniki.

Như vậy, nhiệm vụ của Bulgaria là đánh chiếm Niš (Tập đoàn quân số 1), tuyến đường sắt Niš-Thessaloniki (Tập đoàn quân số 2) với mục tiêu tiếp tục bao vây quân Serbia. Tuy nhiên, Tập đoàn quân Bulgaria số 2 có lực lượng yếu nhất lại phải gánh vác nhiệm vụ quan trọng nhất. Khi tách khỏi Tập đoàn quân số 1, Tập đoàn quân số 2 hoàn toàn có thể bị liên quân Anh-Pháp chọc sườn nhưng bộ chỉ huy Liên minh Trung tâm cho rằng không cần phải tăng cường cho Tập đoàn quân số 2.

Mũi tấn công của Tập đoàn quân Bulgaria số 2

Rạng sáng 15 tháng 10, Bulgaria xâm lược Serbia. Tập đoàn quân Bulgaria số 1 của tướng Boyadzhiev vấp phải sự kháng cự ngoan cường của quân Serbia. Trận chiến kéo dài, quân Bulgaria chiếm được các vị trí kiên cố gần Pirot. Ngày 25 tháng 10, quân Serbia buộc phải rút khỏi Timok. Trái ngược, Tập đoàn quân Bulgaria số 2 của tướng Todorov không gặp nhiều trở ngại đã nhanh chóng tiến đến sông VardarMacedonia. Quân Bulgaria đánh bại quân Serbia tại Kumanovo và chiếm lấy Veles. Những chiến thắng này của quân Bulgaria chia cắt quân Serbia và lực lượng đồng minh ở Thessaloniki.

Lo sợ bị bao vây, quân Serbia vừa đánh vừa rút theo hướng tây nam đến MontenegroAlbania. Quân Montenegro cũng rút lui. Các sư đoàn Áo-Đức liên tục truy kích. Quân Serbia đôi lúc phản công làm chậm đà tiến của Áo-Đức.[52]

Quân Serbia rơi vào tình thế thảm hại. Ngày 22 tháng 10, quân Áo-Đức-Bungari tiếp tục tấn công. Trước những đợt tấn công dữ dội của quân số vượt trội, quân Serbia buộc phải rút lui. Ngày 5 tháng 11, quân Bulgaria chiếm Niš. Sau đó, Áo-Đức và Bulgaria kết hợp lại cùng tấn công. Cùng lúc đó, 3 sư đoàn Anh-Pháp từ Thessaloniki đến Macedonia để trợ giúp Serbia, nhưng bị Tập đoàn quân Bulgaria số 2 chặn lại gần sông Crna và phải thoái lui. Quân Bulgaria đẩy lui quân Anh-Pháp nỗ lực kết nối với quân Serbia.[49]

Chiến sự gia tăng

Quân Áo-Đức (bổ sung thêm sư đoàn Alps của Đức) tiếp tục tấn công từ phía bắc. Bộ chỉ huy Serbia chuyển từ Kragujevac tới Kruševac. Những trận kế tiếp, quân Serbia tổn thất nặng và vội rút lui. Tập đoàn quân Bulgaria số 2 chặn đường rút của Serbia tới Albania nên bị đánh trả quyết liệt. Quyết tâm không cho quân Serbia thoát thân, Bulgaria điều động một sư đoàn bộ binh từ Tập đoàn quân số 1 đến tăng viện. Song những cuộc tấn công tiếp theo của Bulgaria đã không thành công.[53]

Ngày 1 tháng 12, chiến sự ở Prizren, quân Serbia bị quân Bulgaria đánh bại, chịu tổn thất nặng nề, bị bắt rất nhiều tù binh. Kết cục tương tự với các đơn vị giao chiến với Tập đoàn quân số 3 và 11 của Áo-Đức. Quân Serbia bị đánh bật khỏi Serbia. Quân Bulgaria chiếm được Ohrid, đặt quyền kiểm soát đối tại Vardar Macedonia.[53] Cuối tháng 11, Áo-Hung đẩy Montenegro trở lại lãnh thổ mình và tiếp tục tấn công nhằm chiếm Cetinje.

Quân đội Serbia di tản đến Albania năm 1915

Quân Serbia và Montenegro tiếp tục rút lui về phía Albania và Montenegro. Lo sợ bị quân Áo-Đức khủng bố, dân thường cũng chạy theo. Cuộc tháo chạy diễn ra trong điều kiện đường núi khó khăn. Mục tiêu là đến được bờ biển Adriatic, nơi quân đồng minh cam kết sẽ sơ tán quân dân Serbia và Montenegro.

Trong các trận sau đó, quân Serbia mất thêm 55.000 người, phải rút lui theo đường núi Albania[lower-alpha 13] và buộc phải phá hủy pháo và xe kéo. Ngoài việc rút lui, Serbia còn phải tìm cách sơ tán tù binh Áo-Hung (30.000 binh sĩ và 700 sĩ quan).[54] Ngày 26 tháng 11, chính phủ Serbia sơ tán khỏi Prizren. Khoảng 150.000 người Serb sống sót sau hành trình gian khổ đến được đảo Corfu vào tháng 1 năm 1916. Toàn bộ lãnh thổ Serbia và Montenegro bị chiếm đóng.[49]

Trong cuộc rút lui của Serbia, quân Montenegro đóng một vai trò quan trọng. Ngày 6-7 tháng 1 năm 1916, Sư đoàn Sandzak của Montenegro đánh bại lực lượng Áo-Hung vượt trội về quân số gần thị trấn Mojkovac, kiềm chế đà tấn công của đối phương, tạo điều kiện cho quân đội Serbia chạy về biển Adriatic. Nhưng quân Áo tiếp tục tấn công và quân Montenegro cũng lâm vào thế buộc phải sớm rút lui. Ngày 14 tháng 1, quân Áo chiếm Cetinje. Chủ lực quân Montenegro còn lại cũng bị bao vây.[54]

Chiến dịch tấn công Serbia và Montenegro kéo dài khoảng hai tháng, kết quả là toàn bộ lãnh thổ hai nước bị quân Liên minh Trung tâm chiếm đóng. Serbia đã phải gắng sức phòng ngự thủ trước lực lượng đối phương hùng hậu. Về sau, Thủ tướng Anh Lloyd George có viết:[55]

Serbia bị quân đồng minh bỏ mặc dù có lời hứa sẽ hỗ trợ kịp thời.
Nguyên văn
Serbia had been abandoned by the Allies in defiance of the solemn pledges of timely support.

Liên minh Trung tâm không dám xâm phạm biên giới của Hy Lạp trung lập, chỉ để hai đạo quân Bulgaria thêm sư đoàn Đức tăng viện đến sát biên giới.[49]

Di tản quân Serbia

Quân đội Serbia ở Corfu

Sau khi tiến vào biên giới Albania, bộ chỉ huy Serbia dự định cho các đơn vị đang kiệt sức nghỉ tại Shkodër. Nhưng cuối tháng 12, ý tưởng này phá sản khi Tập đoàn quân Bulgaria số 2 chiếm Monastir và hướng đến Elbasan. Thêm nữa, Tập đoàn quân Áo-Đức số 3 càng đánh mạnh vào quân Montenegro đang kiệt quệ, đe dọa đến đường rút lui từ phía bắc. Sau khi quân Serbia đến bờ biển Adriatic, hạm đội Áo tích cực đánh phá các cảng Durazzo và Saint Giovani de Medua là nơi Serbia trú quân. Hạm độikhông quân Áo-Hung với căn cứ ở Kotor đã liên tục quấy rối và pháo kích. Tàu chiến và tàu ngầm Áo tấn công các tàu vận tải lương thực đến cho người Serb.[54]

Như vậy, quân Serbia có thể bị quân Áo-Đức-Bulgaria ép xuống biển và tiêu diệt. Giữa tình thế này, Pháp quyết định đưa quân Serbia đến Brindisi rồi tới Tunisia. Tại đó, quân Serbia sẽ được tái tổ chức lại và quay lại mặt trận sau. Tuy nhiên, việc vận chuyển như vậy đòi hỏi lực lượng hải quân lớn, nên chỉ huy quân đội Pháp Joffre nhất quyết yêu cầu quân Serbia phải sơ tán đến đảo Corfu của Hy Lạp. Sau khi quyết định này được đưa ra vào ngày 12 tháng 1, quân đồng minh bắt đầu chiếm đóng đảo Corfu. Cảng Saint-Giovani de Medua nằm trong phạm vi hoạt động của hạm đội Áo, vì vậy quân đồng minh quyết định gửi các đơn vị Serbia đến Vlorë (do Ý chiếm đóng) để bắt đầu di tản. 50.000 quân Serbia trải qua hành trình 240 km đến Vlorë. Số quân Serbia còn lại được sơ tán từ Durrës.[54]

Do mất thời gian đánh giá nơi di tản cho 250.000 người Serb đang ở Albania nên khi bắt đầu, chỉ còn 160.000 người sống sót cùng 80 khẩu sơn pháo và 15.000 gia súc. Cuộc di tản của quân Serbia đến Corfu kết thúc vào ngày 26 tháng 2 năm 1916. Trên đảo cũng không thể thiết lập nguồn cung cấp lương thực trong một thời gian dài khiến nhiều người chết vì đói và kiệt sức. Tháng 2 năm 1916, tàn quân Serbia được tổ chức lại và sẵn sàng để gửi đến Mặt trận Thessaloniki vào tháng 4 năm 1916. Quân Serbia theo đường biển đến Thessaloniki vào ngày 30 tháng 5 năm 1916.[54]

Kết quả năm 1915

SerbiaMặt trận Serbia năm 1915
  Lãnh thổ Áo-Hung chiếm đóng
  Lãnh thổ sáp nhập Bulgaria

Kết quả chiến sự năm 1915, lãnh thổ Serbia và Montenegro bị Liên minh Trung tâm chiếm đóng. Chiến thắng Balkan năm 1915 mang lại lợi ích to lớn cho Liên minh Trung tâm với mặt trận trải dài từ Baltic đến Địa Trung Hải. Đức có thể liên kết trực tiếp Đế quốc Ottoman, sườn nam của Áo-Hung được che chắn. Liên minh Trung tâm có thể đưa các sư đoàn đến Mặt trận phía ĐôngMặt trận Ý.[52]

Quân Áo-Đức-Bulgaria gần như làm chủ tác chiến hoàn toàn tại Balkan. Lãnh thổ Montenegro bị Áo chiếm đóng. Lãnh thổ Serbia bị Áo-Hung và Bulgaria chiếm đóng. Quân Montenegro bị loại khỏi vòng chiến, còn quân Serbia chịu tổn thất đáng kể. Ngoài thương vong, quân Serbia còn tổn thất một lượng lớn vũ khí súng đạn cùng nhiều trang thiết bị khác.[52]

Thành công về mặt quân sự ở Balkan mang lại cho Liên minh Trung tâm lợi thế về chiến lược và ngoại giao. Ngoài những lợi ích nói trên (mở thông với Thổ Nhĩ Kỳ và đưa Bulgaria tham chiến về phe mình), khối Áo-Đức làm suy yếu đáng kể vị thế Entente trong toàn bộ khu vực.[lower-alpha 14]

Ở phía ngược lại, quân Serbia không bị tiêu diệt mà sẽ được tổ chức lại vào mùa xuân năm 1916 và chiến đấu cùng đồng minh tại Mặt trận Thessaloniki. Chiến lược điều quân hợp lý, phản công ở địa hình đồi núi, cũng như làm Tập đoàn quân Bulgaria số 2 không thể bao vây giúp quân Serbia sống sót và rút lui thành công.[49]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mặt trận Balkan (Thế chiến thứ nhất) http://www.everyculture.com/multi/Pa-Sp/Serbian-Am... http://amac.hrvati-amac.com/index.php?option=com_c... http://www.imdb.com/title/tt0172776/ http://www.imdb.com/title/tt0200782/ http://www.imdb.com/title/tt0906083/ http://www.imdb.com/title/tt0933016/ http://www.imdb.com/title/tt1272006/ http://www.kroraina.com/knigi/zbf_ww1/zbf_6a.html http://necrometrics.com/20c5m.htm#WW1 http://hrcak.srce.hr/index.php?show=clanak&id_clan...